CÂU CHUYỆN SẢN PHẨM
Bánh Đa Nem Duy Phát
Trong mâm cơm Tết cổ truyền của người dân Việt Nam chiếc bánh chưng, đĩa dưa hành là những hình ảnh không hề xa lạ, điểm tô trong mâm cơm ấy là những món ăn đi kèm, trong đó có món nem rán giòn ngon, đậm đà hương vị. Ngày nay, món ăn này được xuất hiện nhiều trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình, hay trong các bữa ăn sang trọng trong các nhà hàng được bày chí bắt mắt. Bánh đa nem rất đa dạng về hình thức, mẫu mã và nhiều nơi đã trở thành đặc sản của địa phương.
Được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất nông nghiệp, nơi những cây trồng như lúa, ngô, lạc… được trồng chủ yếu, tuy nhiên các sản phẩm được làm ra từ chúng đang còn thô sơ, hiệu quả kinh tế mang lại cho bà con làm không cao. Nhận thấy được sự vất vả ấy, chị Lê Thị Nương đã rất muốn phát triển sản phẩm từ chính cây lúa sẵn có tại địa phương. Ý tưởng mà chị hướng tới và làm là sản phẩm Bánh đa nem mang thương hiệu riêng của mảnh đất Thiệu Giao. Qua rất nhiều lần thất bại vì công thức làm chưa ngon, bánh chưa được đẹp và bắt mắt, thương hiệu Bánh đa nem Duy Phát của cơ sở nhà chị đã và đang dần hoàn thiện và có mặt trên thị trường, nhận được phản hồi tích cực của khách hàng.
Để làm ra được sản phẩm bánh đa nem, có nhiều bí quyết, phương pháp sản xuất, nguyên liệu đầu vào, mà tạo ra những loại bánh đa nem khác nhau. Nói chung hầu hết các quy trình sản xuất bánh đa nem đều tương đối giống nhau, chỉ khác nhau ở công nghệ, một số giai đoạn nhất định, quyết định cấu trúc và hình dạng sản phẩm. Với quyết tâm làm nghề của mình chị Nương đã tới làng nghề làm bánh học hỏi kinh nghiệm,trau rồi kiến thức để tìm ra hướng đi cho riêng mình. Chị nhận thấy chỉ có đầu tư máy móc công nghệ mới vào sản xuất thì mới tiết kiệm được chi phí đầu vào, giảm giá thành, mẫu mã lại đẹp hơn. Vậy nên tất cả mọi công đoạn đều được cơ sở sử dụng quy trình khép kín để đảm bảo sản phẩm làm ra , đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bánh đa nem Duy phát được làm từ gạo Khang Dân, là sản phẩm truyền thống của thôn Đồng Tâm, xã Thiệu Giao, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Từ những hạt gạo thơm ngon được bà con nông dân trồng trên những mảnh ruộng quê hương được hộ kinh doanh Lê Thị Nương chế biến qua các công đoạn cho ra chiếc bánh đa nem chất lượng, đòi hỏi phải có sự khéo léo tỉ mỉ từ khâu chọn, ngâm gạo, xay bột, tráng bánh, phơi, cắt bánh và đóng gói. Bí quyết làm nên hương vị đặc trưng của bánh đa nem nằm ở cách pha trộn tỉ lệ nguyên liệu. Phải xay bột kỹ, thời gian ngâm bột phải đảm bảo đủ độ nở, để bánh làm ra có độ giòn dai, nhưng không bị vỡ.
Khác với một số nơi, bánh đa nem Duy Phát sau khi được tráng bằng máy sẽ được cho vào sấy trực tiếp, căn chỉnh thời gian làm sao để bánh vừa độ chín. Với việc sấy máy như trên, cơ sở đã không phải lo phụ thuộc vào thời tiết, nâng cao được chất lượng sản phẩm đồng thời hạn chế được bụi bẩn, đảm bảo vệ sinh. Bằng niềm đam mê yêu nghề, sự cố gắng không nghỉ, hiện nay cơ sở sản xuất Bánh đa nem của chị Lê Thị Nương đã có mặt trên thị trường không chỉ trong địa bàn huyện, mà một số tỉnh lân cận chị cũng đã tiếp cận và đưa sản phẩm của mình hiện diện ở đó.
Cũng với mong muốn ban đầu, tạo ra những sản phẩm từ chính cây trồng tại địa phương, chị Nương đã và đang cho ra nhiều sản phẩm khác nhau không chỉ dừng lại là Bánh đa nem Duy Phát. Cũng từ cơ sở đó, chị đã giúp được nhiều ba con trong xã có việc làm, thu mua đầu vào ổn định, tăng hiệu quả kinh tế tại địa bàn, xây dậy một thương hiệu sản phẩm riêng cho xã Thiệu Giao, huyện Thiệu Hóa.
Quy trình sản xuất Bánh đa nem Duy Phát :
Bước 1:Chọn nguyên liệu.
Nguyên liệu đầu vào của Bánh đa nem Duy Phát là gạo, gạo thường được sử dụng là Q5 hoặc gạo Khang dân. Gạo ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của bánh, muốn bánh được trắng thì sát phải trắng, những loại bánh nào trắng không tự nhiên là do có thuốc tẩy.
Bước 2: Ngâm Gạo.
Gạo được ngâm qua đêm để hôm sau xay gạo, thời gian ngâm sẽ thường sẽ từ 4-5h
Bước 3: Xay gạo.
Sau khi để ráo, gạo sẽ được bỏ vào máy và nghiền mịn
Bước 4: Tráng Bánh
Gạo sau khi đã xay hòa trộn thêm với muối tạo thành một bột tráng bánh, mỗi gia đình sẽ có một bí quyết riêng để bánh dẻo, dai và không bị giòn khi thời tiết thay đổi. Bánh được tráng qua máy theo dây chuyện
Bước 5: Phơi Bánh
Được sản xuất theo quy trình khép kín, bánh sau khi được cho ra theo máy sẽ trực tiếp được đưa vào máy theo mỗi dây chuyền để làm khô bánh. Điều chình nhiệt độ phù hợp để bánh được khô
Bước 6: Cắt Bánh
Bánh sẽ có hình tròn hoặc hình vuông tùy theo yêu cầu của khách hàng, công đoạn này sẽ được thực hiện trên máy cắt.
Bước 7: Đóng gói và hoàn thiện sản phẩm
Khâu cuối cùng của quy trình này là đóng gói sản phẩm, sau khi bánh đã được cắt sẽ đóng gói bao bì ghi hạn sử dụng và vận chuyển đến khách hàng.